BỆNH KHẢM LÁ

https://www.almanac.com/sites/default/files/styles/max_325x325/public/images/mosaic-virus-on-squash.JPG?itok=ymfqb5gu

Hình ảnh: biểu hiện bệnh khảm lá trên cây bí đỏ

Khảm lá là một bệnh thường gặp trên nhiều loại cây trồng hàng ngày, biểu hiện của bệnh là lá bị biến dạng, có các vị trí xanh và vàng không đều nhau.

Virus khảm là gì?

Khảm là một bệnh do virus gây ra và được lây truyền qua môi giới là các loại rầy rệp.

Virus khảm là một tác nhân phổ rộng ảnh hưởng đến hơn 150 loại thực vật, bao gồm nhiều loại trái cây, rau và hoa. Bệnh được đặc trưng bởi các lá có đốm và vệt màu vàng, trắng, và xanh nhạt hoặc xanh đậm (nói cách khác là “khảm” các màu này). Một số cây bị nhiễm bệnh phổ biến nhất bao gồm cà chua, bí, súp lơ, lá lốt, thuốc lá và dưa chuột, ngoài ra nhiều loại cây khác cũng bị nhiễm bệnh này.

Ban đầu người ta nghĩ rằng bệnh khảm do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây ra nhưng mãi tới những năm 1930 khi khoa học tiến bộ hơn người ta mới phát hiện ra virus và các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng virus mosaic chính là nguyên nhân gây ra các bệnh khảm.

Vào năm 1884, Charles Chamberland – một cộng tác viên của Viện Pasteur Paris đã dùng màng lọc bằng sứ để tách các vi khuẩn nhỏ nhất và vào năm 1892 nhà nghiên cứu bệnh học thực vật người Nga Dimitri Ivanopski đã sử dụng màng lọc Chamberland để nghiên cứu bệnh khảm thuốc lá. Ông nhận thấy dịch ép lá cây bị bệnh cho qua màng lọc vẫn có khả năng nhiễm bệnh cho cây khỏe. Mặc dù không nhìn thấy bất kì sinh vật nào nhưng ông cũng thông báo rằng chính “virut qua lọc” là tác nhân gây bệnh. Vào năm 1935, Wendel M. Stanley thuộc Viện Rockefeller đã đưa ra một thông báo gây chấn động dư luận lúc bấy giờ rằng ông đã kết tinh được virut khảm thuốc lá.

Bệnh virus rất khác với các bệnh còn lại của cây trồng đó là nhóm bệnh do virus gây ra vị trí gây hại chính là ở bộ gen của cây làm sai khác cấu trúc di truyền vốn có của cây. Biểu hiện lá bị biến dạng, thay đổi màu sắc thực chất chỉ là phản ánh cấu trúc di truyền đã bị sai khác không còn là nguyên bản của cây ban đầu. Do đó các phương án xử lý bệnh khi bùng phát là vô cùng khó khăn.

Bệnh lan truyền chủ yếu từ cây giống hay hạt giống đã nhiễm bệnh, do các môi giới trung gian truyền bệnh như là bọ trĩ, rầy mềm, rệp các loại.

Các loại vi rút khảm

Thông thường virus khảm được đặt tên theo loài cây mà nó gây hại sau đó thêm đuôi mosaic virus, do đó dù là mosaic virus nhưng sẽ có vô số tên gọi ứng với mỗi loài cây khác nhau.

Có một số loại virus khảm thường ảnh hưởng đến thực vật trong nhà và trong vườn rau phổ biến, bao gồm:

Virus khảm đậu thường (BCMV – Bean common mosaic virus) và virus khảm vàng đậu (BYMV – Bean yellow mosaic virus) là những loại virus khảm chính ảnh hưởng đến tất cả các loại cây đậu. Chúng thường được lan truyền bởi rệp, nhưng BCMV cũng có thể lây qua hạt giống, do đó, không lưu hạt giống từ cây bị nhiễm bệnh. 

bymv.jpg

Hình ảnh: Bean yellow mosaic virus.

Virus khảm lá dưa chuột (CMV – Cucumber Mosaic Virus) là một trong những loại virus khảm phổ biến nhất và có xu hướng lây lan bởi rệp. Như có thể suy ra từ tên gọi của nó, vi rút khảm dưa chuột thường ảnh hưởng đến dưa chuột, nhưng nó cũng là một vấn đề chung đối với nhiều loại cây họ dưa khác, bao gồm các loại cây họ bầu bí (dưa, bí), họ cà (cà chua, ớt, cà tím, khoai tây) và lá rau xanh (xà lách, rau muống).

Virus Khảm thuốc lá  (TMV – Tobaco mosaic virus) lây lan qua hạt giống và tiếp xúc trực tiếp, và cách tốt nhất để tránh nó là trồng các giống kháng bệnh. Như đã nói ở trên  đây là virus khảm huyền thoại đặt nền móng cho nền khoa học nghiên cứu virus về sau này.

tobacco-mosaic-virus.jpg

Hình ảnh: Tobaco mosaic virus

Ngoài ra vào năm ngoái 2021 ở tỉnh Thừa thiên Huế sảy ra bệnh khảm lá sắn trên diện tích lớn (khoảng 4/5 diện tích sau trồng có biểu hiện bệnh). Bệnh có tên là Siri Lanka Cassava mosaic virus (SKCMV). Nhìn chung công tác chọn tạo giống bị nhiễm bệnh đã gây ra dịch bệnh bùng phát lớn và phải tiêu hủy nhiều diện tích gây thiệt hại lớn cho kinh tế người dân. Ngoài ra bệnh này không hề mới với người trồng sẵn, cũng tại những diện tích trồng sắn này vào năm 2020 cũng có đợt bùng phát bệnh nhưng lúc này sắn đã có củ và có thể được thu hoạch tuy nhiên lượng tinh bột giảm khoảng 20- 25 % gây thiệt hại đáng kể về năng suất. 

Làm thế nào để xác định vi rút khảm và thiệt hại

Các bệnh do virus gây ra rất khó xác định vì các triệu chứng khác nhau ở từng loại cây và cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của cây và điều kiện phát triển của nó. Nhìn chung sự sai khác này phụ thuộc vào sự sai khác về cấu trúc di truyền của cây mà virus đã làm sai lệch đi mà thực tế sự sai khác này hoàn toàn là ngẫy nhiên chứ chính virus gây bệnh cũng không hề quyết định được sự sai khác này. Tuy nhiên, những cách phổ biến nhất để xác định vi rút khảm được liệt kê dưới đây.

Những chiếc lá lốm đốm với những đốm màu vàng, trắng, và xanh nhạt và xanh đậm, có vẻ như được nâng lên cao. Điều này làm cho lá trông giống như vết phồng rộp. Các vị trí màu sắc khác nhau này có thể hòa trộn với nhau với kích thước lớn hơn.

Cây thường còi cọc, hoặc sinh trưởng kém.

Cây có thể có các dị tật khác và lá của chúng có thể bị quăn lại hoặc gợn sóng. 

Virus khảm dưa chuột: Các cây bị nhiễm bệnh còi cọc và thường có biểu hiện “bệnh suy nhược”, đây là một dị tật đặc trưng trong đó các mép lá không phát triển, với các gân lá phát triển thành các dải dài và hẹp. quả nhỏ và không có hình dạng.

Virus khảm thuốc lá: Cây bị nhiễm bệnh có các lá đốm màu vàng, lá non bị xoắn hoặc biến dạng.

Có thể tìm thấy một vài điểm trích hút của bọ trĩ, rầy mềm quanh vị trí biến dạng của cây, vì chính chúng là tác nhân lây truyền bệnh cho cây.

 

xác định-dưa chuột-khảm-vi-rút.jpg

Nguồn ảnh: Đại học California. 

Virus khảm dưa chuột gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên cây.

KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA

Cách kiểm soát vi rút khảm

Một khi cây bị nhiễm bệnh, vì đây là bệnh di truyền liên quan đến bộ khung di truyền của cây nên không có cách chữa trị đối với vi rút khảm. Do đó đối với các bệnh virus này, chỉ có thể  phòng ngừa là chính! Tuy nhiên, nếu cây trong vườn của bạn có các triệu chứng nhiễm vi rút khảm, thì tùy theo mức độ đây là cách để giảm thiểu thiệt hại:

Loại bỏ tất cả các cây bị nhiễm bệnh và tiêu hủy chúng. KHÔNG sử dụng chúng làm phân xanh hay sử lý chung với phân hữu cơ, vì vi rút có thể tồn tại trong tàn dư thực vật bị nhiễm bệnh. Đốt những cây bị nhiễm bệnh hoặc vứt chúng vào thùng rác.

Theo dõi chặt chẽ các cây còn lại của bạn, đặc biệt là những cây nằm gần cây bị nhiễm bệnh.

Khử trùng dụng cụ làm vườn sau mỗi lần sử dụng.  Làm thế nào để ngăn chặn vi rút khảm.

Ưu tiên chọn và trồng các giống kháng bệnh. 

 Virus khảm chủ yếu lây lan qua côn trùng, đặc biệt là rệp và rầy lá. Bạn có thể thử che cây bằng tấm phủ hàng nổi hoặc lớp phủ bằng lá nhôm để ngăn những côn trùng này lây nhiễm cho cây của bạn. 

Đặt các bẫy dĩnh màu vàng trên vườn của bạn và khi thấy có sự xuất hiện của các loại rầy rệp thì tiến hành phun các loại thuốc trừ côn trùng trích hút ngay. Đối với vườn nhỏ có thể sử dụng chế phẩm trừ côn trùng không độc hại Secsaigon còn đối với vườn lớn tiến hành phun thuốc hóa học cho cây.

Làm vườn, trồng cây bằng đất sạch đã sử lý triệt để để ngăn cản mầm bệnh.

Kiểm soát cỏ dại của bạn. Một số loại có thể là vật chủ truyền bệnh, và khi rệp và các loại côn trùng khác ăn những cây này, chúng sẽ truyền vi rút sang cây trong vườn của bạn.

Để tránh vi rút khảm từ hạt, ngâm hạt của những cây mẫn cảm trong dung dịch thuốc tẩy 10% trước khi trồng.

Ngoài ra thì không nên trồng cây có nguồn gốc từ những cây đã nhiễm bệnh bởi vì rất có thể bọ gen của chúng đã bị thay đổi.

Chỉ nên trồng cây từ hạt giống sạch bệnh.

Tham khảo:

Chế phẩm trừ sâu không độc hại Secsaigon

Đất sạch

Hạt giống sạch bệnh

Thuốc trừ sâu confidor 200 sl

Thuốc đặc trị rầy excel basa 50 ec

Ma Quang Hiệp

Pleiku, 2022

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *