Còn hàng
Shop bán những sản phẩm giá cực kì tốt và có tính cạnh tranh cao so với các shop khác, sản phẩm rất chi hài lòng

Hạt giống Bí Hạt Đậu 532 F1 - Trang Nông

Còn hàng
65.000₫
Nguồn gốc: Trang Nông Mã sản phẩm: (Đang cập nhật...) Đơn vị tính: 0 gKg

I . Đặc tính giống:

- Cây khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm.

- Năng suất rất cao, 4 – 5 trái/cây, trái nặng trung bình từ 1,2 – 1,5 kg.

- Trái dẻo, ngọt, rất đặc ruột.

- Trái có độ đồng đều rất cao, ra quả tập trung.

- Thu hoạch: 65 – 70 ngày sau gieo.

 

II. Mật độ khoảng cách:

* Bò đất:                

Hàng cách hàng : 4,5 – 5 m

Cây cách cây      : 40 - 50 cm

Mật độ  : 240 – 280 cây/360 m2

Lượng giống gieo trồng/1.000m2: 80 - 100g

(Mùa mưa nên trồng bò giàn, khả năng đậu trái cao hơn; Chiều cao giàn 2,7 - 3m)

 

III. Ngâm ủ hạt giống:

Bước 1/ Chuẩn bị nước ấm 50 – 52oC: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30oC), trộn đều 30 giây.

Bước 2/ Ngâm hạt: Mở bao hạt giống ra cho vào nước ấm ở bước 1, ngâm khoảng 3 giờ.

Bước 3/  hạt:

- Lấy khăn lông hoặc áo thun hoặc khăn mặt cũ (hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm), giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%).

- Lấy hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28 – 30oC).

-  Sau 20 giờ bà con lấy hạt rửa sạch nhớt trên vỏ bằng nước giếng hoặc nước máy và giặt lại khăn ủ bằng nước ấm vắt khô nước rồi ủ hạt lại.

 Bước 4/ Gieo hạt:

- Sau 30 – 35 giờ hạt sẽ nảy mầm, đưa hạt nảy mầm gieo vào vườn ươm hoặc gieo trực tiếp ngoài ruộng.

-  Rửa những hạt chưa nảy mầm và giặt khăn lông rồi ủ tiếp như  bước 3, khi hạt nảy mầm hết, tiếp tục đem gieo.

 

IV. Chuẩn bị đất và trồng ra ruộng

- Đất trồng cần được cày bừa kĩ trước khi trồng ít nhất 2 tuần để cho ải đất, nên bón phân lót trước rồi lấp lại trước từ 7- 10 ngày.  Làm luống rộng từ 4,5 – 5m và trồng vào giữa luống . chỉ trồng 1 hàng trên 1 luống. 

- Lưu ý khi trồng nên để phần đầu nhọn bị nứt của hạt bí cắm xuống đất để dễ ra rễ và nảy mầm, nếu không có thể đặt nằm ngang, tránh trường hợp đặt ngược hạt bí làm cho hạt bí khó mọc hơn. Khi đặt hạt bí xuống đất, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân bón lót đề phòng bị chết cây.

- Sau khi trồng, nên tưới nước ngay và dùng rơm rạ phủ bên trên luống một lớp mỏng để giữ ẩm.

- Dùng chế phẩm Trichoderma 1 kg pha với 200 lít nước để pha tưới cho hạt sau khi trồng.

 

V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Chăm sóc cây:

- Khi cây được 6 lá thật tiến hành bấm ngọn bí. Bấm ngọn vào ngày khô ráo, bấm ngọn gọn gàng, không bứt, giật mạnh làm đứt cây. Sau khi bấm ngọn,  cây bí sẽ ra nhánh, để lại 2 nhánh mập nhất trên cây tiếp tục chăm sóc.

- Thường xuyên theo dõi để tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây bí.

2. Qui trình và cách bón phân (cho 1 sào 360 m2):

          Loại phân và lượng phân tùy theo loại đất và điều kiện từng vùng, tuy nhiên qui trình phân bón đã được khuyến cáo áp dụng rất hiệu quả cho nhiều vùng trồng Bí hạt đậu.

* Lượng phân:

Phân chuồng: 0,7 m3

Super lân   : 13 kg

Ure : 10 kg

Vôi : 50 kg

NPK(16-16-8): 12 kg

Kali:  9 kg

Bón theo quy trình 4 bước như sau:

 - Bón lót: toàn bộ phân chuồng, toàn bộ Super lân, 4 kg NPK.

+ Bón thúc lần 1 (Khi cây ra 4-6 lá thật): bón 3 kg đạm + 3 kg NPK

+ Bón thúc lần 2 (Khi cây ngả ngọn): bón 3 kg đạm + 3 kg Kali

+ Bón thúc lần 3 (Khi cây bắt đầu ra quả): 3 kg đạm + 3 kg NPK + 3 kg Kali.

+ Bón thúc lần 4 (Khi đã lấy quả xong): Bón hết lượng phân còn lại.   

Lưu ý:

 -  Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.

 -  Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.

- Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón.

 Mùa mưa phải thoát nước tốt, dọn sạch cỏ cho ruộng bí để hạn chế sâu bệnh và giúp tăng khả năng đậu trái.

-  Để trái đồng đều và tỉ lệ đậu trái cao, bà con lấy trái từ nụ thứ 2.    

 

VI. Các loại sâu bệnh và biện pháp phòng trị:

* Bệnh phấn trắng:

 Bệnh thường xuất hiện lúc có ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 22 – 27oC, bệnh gây hại mạnh ở các vùng cao có sương nhiều, đặc biệt trồng trong vụ Đông Xuân. Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trị: Viroxyl, Dithane M-45, Aliette, Titl super, Danjiry, Dithane M45+Topsin, Score,… Phun 2 mặt lá (lá già và lá bánh tẻ).

* Bệnh virus:

  Bệnh do côn trùng chích hút lây truyền, thường bị nặng trong mùa nắng. Bà con nên kiểm tra định kỳ những cây bị nhiễm (cây bị xoắn lá và vàng lá ngọn) để nhổ bỏ tránh lây lan cho những cây khác. Phun phòng trị nhóm côn trùng chích hút là đối tượng truyền lan (rầy, rệp, bọ trĩ…) bằng các loại thuốc sau: Penalty gold, Taron, Admire (Confidor), Actara, Regent, Lannate, Sakura, Chess, Ascend, … 

* Nhóm sâu ăn tạp:

  Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bà con phun luân phiên các loại thuốc sau: Ammate, Silsau Super, Regent, Secure, Takumi, Prevathon, Proclaim, Cascade,…Phun mặt dưới lá lúc chiều mát.

* Lưu ý:

   -  Khi phun thuốc nên phun kỹ mặt dưới lá, thuốc trị bệnh nên phun ở lá già và lá bánh tẻ, thuốc trị sâu phun lá bánh tẻ và lá non.

VII. Thu hoạch: 70 - 75 ngày sau khi gieo.

 

Hạnh Phú Hoà - Giải pháp toàn diện cho khu vườn nhỏ của bạn.
Chuyên cung cấp hạt giống, đất sạch hữu cơ vi sinh, chất dinh dưỡng hữu cơ và dụng cụ làm vườn.
Hỗ trợ kĩ thuật: 0274 3560 245
Website: phanbonhanhphuhoa.com

Xem thêm Thu gọn
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây

Giỏ hàng