HƯỚNG DẪN ƯƠM VÀ TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ AN TOÀN TẠI NHÀ
HƯỚNG DẪN ƯƠM VÀ TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ AN TOÀN TẠI NHÀ
Đu đủ là một loại quả rất giàu dinh dưỡng có lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bao gồm fructose, nhiều loại carotenoit và amino acid, các loại vitamin A, B, C, E và K. Trong mỗi 100g đu đủ có chưa 32 calo năng lượng, 0.6g protein, 1.0g chất béo, 7.2g carbohydrate và 2.6g chất xơ. (Theo Papaya- Benefits, nutrition, and weight loss. Dr. Priyanka Marakini).
Cũng theo tiến sĩ Priyanka Marakini thì việc ăn đu đủ thường xuyên sẽ có mười một lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đó là.
- Giảm cholesterol trong máu.
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Giúp giảm cân.
- Đu đủ có tác dụng giúp chữa bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết do đường trong quả đu đủ là được fructose.
- Đu đủ giúp bảo vệ và chống lại viêm khớp.
- Giúp cho tiêu hóa dễ dàng.
- Giúp cải thiện thị lực
- Giúp cải thiện nếp ngăn và làm chậm quá trình lão hóa.
- Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, giảm stress.
- Giúp ngăn ngừa ung thư.
- Ăn đu đủ giúp giảm đau bụng của kỳ kinh nguyệt.
Về tác dụng chi tiết các bạn hãy tìm đọc trong bài các tác dụng của đu đủ nhé.
Tất nhiên các tác dụng tuyệt vời của đu đủ này chỉ có được khi chúng ta ăn một quả đu đủ sạch sâu bệnh, an toàn cho người sử dụng. Ở nước ngoài với quy chuẩn canh tác nghiêm ngặt thì việc chọn mua được đu đủ an toàn là điều rất dễ dàng tuy nhiên tại Việt Nam việc chọn mua được đu đủ sạch, không có tồn dư hóa chất độc hại và có tác dụng tốt tới cơ thể là điều không dễ dàng. Ngoài ra hoa đu đủ đực còn có tác dụng ngâm mật ong giúp giảm ho và hỗ trợ ngăn chặn ung thư. Nếu hoa đó mà không an toàn thì sẽ không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn sẽ phản tác dụng làm cho bệnh tình nặng hơn.
Vậy nên cách tốt nhất để có được đu đủ an toàn, dù là quả hay hoa thì cách tuyệt vời nhất là chúng ta sẽ tự trồng cây đu đủ theo tiêu chuẩn an toàn. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trồng được một cây đu đủ ngay tại nhà từ khi ươm hạt tới lúc thu hoạch theo tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả nhé.
-
Chuẩn bị
- Không gian trồng cây: Đu đủ là một loại cây mọc thẳng đứng, tán ít và một thân do đó không cần quá nhiều không gian để cây phát triển. Tại nhà chỉ cần không gian một mét vuông cho một cây với yêu cầu thoáng khí, có ánh nắng trực tiếp. Nếu có không gian rộng trồng từ 2 cây trở lên thì nên đặt khoảng cách cây tối thiểu là 1,5m và đối với trồng trên đồng ruộng với quy mô lớn thì khoảng cách trồng cây thích hợp là hàng cách hàng 2,5m và cây cách cây là 1,5m. Bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn các bạn cách trồng đu đủ quy mô nhỏ tại nhà, trường hợp trồng quy mô lớn chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết ở bài viết sau.
- Hạt giống: Các bạn có thể mua hạt giống khô từ các công ty đã đóng gói sẵn bao gồm các loại sau:
+ Hạt Giống Đu Đủ Siêu Lùn RADO 540 - Rạng Đông
+ Hạt Giống Đu Đủ Lai F1 SINTA (Giống Lùn)- Hai Mũi Tên Đỏ
+ Hạt Giống Đu Đủ Ruột Đỏ Lai F1 SAPNA - Hai Mũi Tên Đỏ
+ Hạt Giống Đu Đủ Ruột Vàng Carinosa Lai F1 - Hai Mũi Tên Đỏ
|
Hoặc các bạn cũng có thể lấy hạt giống trực tiếp từ quả đu đủ chúng ta đã ăn. Trường hợp để giống này phát sinh vấn đề là cần phân biệt hạt đu đủ đực và cái, hạt cái sẽ cho ra cây cái và cho quả bình thường còn hạt đực sẽ cho ra cây đu đủ đực chỉ có hoa. Ngoài ra do hạt là sản phẩm của sinh sản hữu tính nên cây mọc ra từ hạt đu đủ sẽ có thể không đồng đều, chất lượng quả không giống nhau. Lợi thế của phương pháp này là chúng ta sẽ chọn được hạt đu đủ đực để trồng lấy hoa. Cách phân biệt hạt đu đủ đực và cái dễ dàng: + hạt đu đủ cái là hạt mà có màu đen nhánh. + hạt đu đủ đực có màng dày, màu xám trắng. Để đảm bảo hạt giống đạt chất lượng sau khi chọn hạt cần phơi khô hạt dưới ánh nắng để quá trình ươm hạt sẽ lên đồng đều. |
- Tiếp theo là chuẩn bị khay ươm hạt, các bạn có thể tham khảo tại đây với giá rất rẻ Bộ 5 Khay Ươm Hạt Giống Nhựa 104 Lỗ -Chăm sóc Cây.
- cuối cùng là đất để ươm hạt. có nhiều loại đất có thể sử dụng nhưng lưu ý đất cần sạch bệnh, pH phù hợp vì mầm cây còn rất yếu nêu nếu sinh ra gặp điều kiện bất lợi sẽ rất rễ bị hư hỏng. Các bạn có thể thao khảo Đất Sạch Trộn Tro Trấu, Xơ Dừa, Phân Bò, Mùn Cao Cấp Better.
- Ngoài ra nếu trồng cây trên sân thượng, ban công không có đất thịt tự nhiên chúng ta sẽ cần chuẩn bị thêm chậu trồng cây. Để cây phát triển tốt, nhiều quả thì nên sử dụng loại chậu rộng thành, tùy theo không gian mà chuẩn bị chậu càng rộng càng tốt, kích thước phù hợp là chậu có đường kính thành chậu khoảng 40-60cm.
2. Gieo trồng
a. Ươm hạt
- hạt đu đủ khô, lựa những hạt tròn, đẹp, không bị thương tổn dùng làm hạt giống.
- Ngâm hạt vào trong nước khoảng 25-40 độ C. chú ý ngâm nhiều nước sẽ tốt hơn ngâm ít. Ngâm trung bình 3 tiếng hoặc có thể kéo dài tới 5-6 tiếng. Khi hạt đã hút đủ nước, căng tròn bề mặt hạt là được.
- Vớt hạt ra và dùng khăn mềm như khăn lau đa năng bọc kín hạt lại để ủ hạt. Chú ý làm ướt khăn và vắt cạn nước để khăn đủ ẩm trước khi bọc hạt. Để hạt ở nơi thiếu ánh sáng, sạch sẽ, nhiệt độ từ 20-35 độ C.
- Tẩy hạt mỗi ngày (vào mỗi buổi sáng) nếu hạt ủ ít hoặc 2 lần một ngày (sáng và chiều) nếu hạt ủ nhiều. Dùng nước tưới đều lên hạt để làm sạch các sản phẩm hô hấp hạt sinh ra trong quá trình hạt chuẩn bị này mầm tránh bị thối hạt. Sau đó lại bọc kín hạt lại như cũ.
Sau 3-6 ngày (tùy nhiệt độ) hạt sẽ nứt nanh và đâm mầm ra khỏi hạt. Lúc này tiến hành gieo hạt.
b. Gieo hạt
- Cho đất đã làm sạch vào khay gieo hạt. Lượng đất lấp kín các giếng gieo hạt và cách miệng giếng 1cm.
- Cho hạt đu đủ đã nứt nanh vào giếng, mỗi giếng một hạt.
- cho tiếp đất vào giếng sao cho lượng đất lấp kín hạt giống một lớp mỏng.
- Đối với đất khô cần tưới ngay sau khi gieo. Đối với đất sạch đã đủ ẩm sẽ cần tưới sau khoảng 1-2 ngày.
- Sau vài ngày cây đu đủ vươn lên và có từ 3-5 lá là có thể mang trồng vào chậu hoặc sân vườn. Thích hợp nhất để trồng là cây có từ 5-7 lá cây đã cứng cáp.
c. trồng cây
- Đưa chậu cây về đúng vị trí trồng cây, có không gian thoáng đãng và có nắng. Ngoài ra không bị cản trở phía trên cây để cây phát triển vươn thẳng lên.
- cho đầy đất vào chậu cây.
- khéo léo lấy bầu cây ra khỏi giếng.
- vùi hết phần bầu và một phần gốc cây (khoảng 1cm) vào phần đất chính giữa chậu cây.
- Nếu đất tự chuẩn bị không đủ dinh dưỡng cần bón thêm phân bón cho cây. Sử dụng Phân gà Hữu Cơ Viên Nở Nhật Bản JAPADI - Túi 5kg bón vào phần giữa thành chậu và gốc cây, lượng bón 30g/ chậu. Nếu đã sử dụng đất sạch của công ty qua xử lý thì chưa cần bón phân.
d. Chăm sóc cây
- Sau khi trồng cây 2-3 ngày tiến hành tưới chế phẩm ra rễ cho cây. Sử dụng Phân bón siêu bung rễ bật mầm Org-hum - 100ml pha nồng độ 0.1% tức 10ml pha với 10 lít nước tưới cho cây. Chú ý tưới vào gốc cây lượng tưới mỗi gốc khoảng 100ml.
- Tưới nhắc lại Org-hum 0.1% thêm hai lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
- Sau 10 ngày trồng tiến hành bón phân cho cây, sử dụng phân Phân gà Hữu Cơ Viên Nở Nhật Bản JAPADI - Túi 5kg bón xung quanh gốc cây vào vị trí giữa thành chậu và gốc cây. Lượng bón cho lần đầu tiên khoảng một nắm tay. Sau 20 ngày – 30 ngày bón lần tiếp theo lượng bón có thể tăng lên áng chừng 2 nắm tay. Chú ý mỗi lần bón nên xới đất và vùi phân vào trong đất.
- Tưới nước vửa đủ cho cây. Không nên tưới quá nhiều cho cây sẽ phát sinh nhiều bệnh hại trong đất.
3. Chăm sóc dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh cho cây đu đủ sau một tháng trồng
Sau một tháng, cây đã khá lớn và bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh để tăng trưởng cả về sinh khối và sinh lý để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa kết quả. Cây đu đủ có năng suất hay không phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn này.
Thường xuyên kiểm tra, cắt bỏ lá vàng, lá không năng suất cho cây.
-
Về dinh dưỡng
Bón phân cho cây trồng thường xuyên, cách bón là vùi phân vào trong đất xung quanh gốc cây. Vị trí vẫn là giữa thành chậu và gốc cây. Loại phân thích hợp sử dụng để cây đạt tiêu chuẩn an toàn là phân bón hữu cơ sinh học VK 6-5-5+Ca.
Lượng bón tăng dần với kích thước của cây, đối với cây có đường kính gốc trên 10cm mỗi lần bón 70g. Cây đường kính gốc dưới 5cm mỗi lần bón 25g và cây đường kính gốc từ 5-10cm mỗi lần bón 45g. Thời gian bón cách nhau từ 20-30 ngày hoặc cây có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng, cây cằn lại và phát triển chậm lại.
Khi cây ra hoa tức là cây đã đạt đến kích thước ổn định, quá trình tăng trưởng sinh dưỡng (kích thước cây) sẽ chậm lại và nhường dinh dưỡng cho quá trình ra hoa. Vậy nên cần bón ổn định lượng phân mỗi lần là 80g và mỗi lần cách nhau từ 18-20 ngày. Đồng thời tưới thêm chế phẩm phân bón vi lượng kina chelate để cây mang được nhiều quả hơn.
-
Về sâu bệnh
Đu đủ là loại cây khá ít sâu bệnh hại. Thông thường thường gặp nhất là bệnh đốm hình nhẫn với tên gọi là papaya ringspot virus Bệnh này do virus gây ra nên khi đã bị sẽ không thể chữa được mà phải loại bỏ cây. Triệu chứng trên cây đó là quả của cây có các vòng tròn như in từ chiếc nhẫn lên, khi đó quả sẽ nhỏ và cứng, không ngon.
Nhưng mọi người cũng đừng lo vì bệnh này lây truyền qua môi giới là rầy và bọ trĩ. Vậy nên chỉ cần quản lý tốt hai loài côn trùng gây hại này thì sẽ không lo cây đu đủ chúng ta bao công chăm sóc phải nhổ bỏ rồi.
Hai loại này khá dễ để phát hiện. tuy nhiên cũng có thể phòng trừ từ xa và an toàn cho cây chúng ta có thể sử dụng bình xịt côn trùng để xịt thường xuyên lên cây cách nhau 10 ngày hoặc dùng bình xịt côn trùng không gây hại secsaigon 10ec để xịt lên cây với thời gian tác động lên tới 20 ngày. Tuy nhiên khuyến cáo nếu phun trực tiếp lên quả chín thì nên cách ly quả 1 ngày.
Ngoài ra một bệnh nữa khá phổ biến khi trồng cây trong chậu là cây kém phát triển dù được bón phân, tưới nước đầy đủ. Đó là do bộ rễ cây không phát triển. Trường hợp này cần xới đất thường xuyên để đất tơi xốp và thoáng khí. Nên xới xa gốc cây tránh làm đứt nhiều dễ của cây.
-
Thu hoạch
Khi quả đã già, tùy mục đích thu hái mà có thể hái quả xanh hoặc quả chín cây. Đối với quả chính cây nên thu hái khi quả đã vàng 2/3 quả không nên để quá chín trên cây. Hái sát cuống và tránh làm tổn hại tới cây mẹ.
Sau thu hái tiếp tục chăm sóc cây theo quy trình bên trên để cây ra quả quanh năm.
Trên đây là toàn bộ quy trình trồng đu đủ chuẩn an toàn có thể định hướng hữu cơ từ khi ươm hạt tới thu hoạch. Chúc các bạn thành công.