PHẦN 7 - CÂY DÂU TÂY
CÁC LOẠI RAU TRỒNG TRONG VƯỜN RAU TẠI NHÀ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Trong bài trước chúng ta đã được biết về cách cơ cấu một vườn rau mini tại nhà rồi. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn người mới chi tiết cách trồng các loại rau trên khu vườn đó nhé.
Đây là một bài khá đặc biệt trong danh sách các loại rau trồng trong vườn rau tại nhà vì dâu tây được tính vào một loại quả chứ không phải rau. Tuy nhiên vì tính chất dễ trồng và đây cũng là loại cây trồng được rất nhiều người quan tâm và thích hợp trồng tại nhà cho người mới nên tôi sẽ đưa dâu tây vào danh sách này để mọi người có thể trồng ngay tại vườn rau của mình.
PHẦN 7: CÂY DÂU TÂY
DÂU TÂY – KỸ THUẬT TRỒNG DÂU TÂY TẠI NHÀ NGON HƠN MUA Ở CỬA HÀNG
Tên tiếng việt |
Dâu tây |
Tên tiếng anh |
Strawberries |
Tên latin |
Fragaria spp |
Phân loại |
Trái cây |
Ánh sáng |
Ưa sáng |
pH |
6-7 |
Ảnh 1: Dâu tây đỏ
Dâu tây là một trong những loại trái cây dễ trồng nhất và rất tốt cho người mới bắt đầu học làm vườn. Nếu bạn trồng tại nhà thì dâu tây sẽ cho hương vị đậm đà và ngon hơn mua ngoài cửa hàng bởi vì đường trong dâu tây sẽ chuyển hóa thành tinh bột rất nhanh sau khi hái đó cũng chính là lý do dâu tây mua ngoài chợ quả thường chua.
Dâu tây là cây ưa sáng vì thế chỉ cần trồng cây ở nơi có điều kiện thích hợp là cây có thể phát sinh và phát triển tốt. Tuy nhiên ngoài ra cây dâu tây ưa mát nhiệt độ thích hợp nhất là dưới 25 độ C hoặc không thường xuyên quá 30 độ C.
Vì vậy dâu tây thích hợp trồng vào mùa thu đông hoặc sang xuân và không thích hợp trồng vào mùa hè.
Cây dâu tây có ba loại:
Dâu tây kiểu 1 sẽ có thời gian trồng khoảng một năm và ra hoa và kết quả cùng một thời điểm, khiến cho thu hoạch tập trung và năng suất rất cao.
Kiểu thứ 2 là loại dâu tây sẽ ra hoa theo từng đợt, mỗi đợt 1 ít hoa và sẽ ra hoa đợt tiếp theo sau khoảng vài tháng.
Kiểu thứ 3 là loại dâu tây sẽ ra quả liên tục trong suốt thời điểm có nhiệt độ và ánh sáng thích hợp. Loại này thường mỗi lần ra 1 vài quả nên năng suất không cao.
Để biết dâu tây mình trồng thuộc loại nào thì các bạn hãy xem trên gói bao bì của hạt giống.
Đối với trồng cây tại nhà, Bạn có thể tham khảo giống dâu thuộc loại đầu tiên vì sẽ được cho thu hoạch với năng suất rất cao, mặc dù thời gian chờ có thể lên tới 1 năm.
Thời điểm trồng dâu tây
Thực ra ở Việt Nam nếu trồng dâu tây tại nhà có thể trồng quanh năm, đặc biệt với điều kiện các vùng mát như Đà Lạt hoặc Tam Đảo. Tất nhiên dâu tây là một trong số ít cây thân thảo nhưng lại là cây thuộc loại hàng năm vậy nên trong một năm sẽ có một số nơi có điều kiện thời tiết không thích hợp với dâu tây (chủ yếu là bị nhiệt độ quá cao vào mùa hè) tuy nhiên vì là dâu trồng tại nhà nên chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được khuyết điểm này bằng cách điều chỉnh hệ thống che nắng, hệ thống làm mát, hệ thống phun sương cho cây.
Dâu tây có thể được trồng từ hạt hoặc mua sẵn cây giống từ vườn ươm. Tuy nhiên tôi khuyên các bạn nên mua giống cây tại vườn ươm uy tín hoặc tự ươm hạt vào bầu trước khi trồng vì dâu tây rất dễ gieo trồng từ hạt của quả dâu trưởng thành nên có thể nếu chỗ không uy tín họ sẽ dùng hạt từ quả trường thành đó để gieo hạt và bán ra thị trường khiến cho năng suất không cao và chúng ta không biết được đó là dâu thuộc giống gì.
Hạt dâu tây mua tại cửa hàng uy tín có nhãn mác và thông số kỹ thuật về ươm vào bầu chuyên dùng ươm cây con sẽ đảm bảo chất lượng và không mất thời gian cho người trồng.
Chuẩn bị cho dâu tây
Cây dâu tây cần ánh nắng trực tiếp từ 6-10 tiếng mỗi ngày, vì vậy hãy chọn vị trí trồng cho phù hợp. Tuy nhiên đó là điều kiện ở các vùng mát còn nếu ở Việt Nam có mùa nắng nóng thì phải bố trí vị trí trồng cây vừa có thể đón ánh nắng sáng và chiều và tránh nắng gắt buổi trưa lại vừa phải có hệ thống tưới phun làm mát.
Đất trồng dâu tây phải có độ mùn cao, thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt để không hư hại bộ rễ của cây. Đất có pH trong khoảng 5.5-7 là thích hợp nhất để trồng cây. Tốt nhất nên sử dụng đất sạch đã qua xử lý và trộn thêm phân hữu cơ đã qua xử lý để làm giá thể trồng cây. Chuẩn bị giá thể trồng này 1 tuần trước khi trồng bầu dâu tây vào.
Nếu đất không có pH phù hợp thì hãy ổn định pH trước khi trồng cây.
Có 2 cách trồng dâu tây tại nhà đó là trồng trong chậu nhỏ loại treo giàn hoặc trồng trong vườn nhà. Tùy điều kiện và sở thích bạn có thể lựa chọn cách trồng cho phù hợp.
Nếu trồng ngoài vườn nhà thì đất phải sạch cỏ, lên luống và trộn lớp đất mặt với phân hữu cơ và đất sạch trước khi trồng.
Tham khảo: Đất sạch
Ngoài ra còn một cách trồng nữa mà tôi không khuyến cáo trồng tuy nhiên các bạn có thể tham khảo đó là trồng thủy canh. Tôi không khuyến cáo vì trồng thủy canh chất lượng quả sẽ không ngon như trồng trong đất và có thể trong quả sẽ thiếu một số kim loại mà chúng ta không thể đưa vào trong dung dịch thủy canh được.
Khoảng cách
Tùy theo giống dâu tây to hay nhỏ mà có khoảng cách thích hợp. Nếu trồng dâu ngoài tự nhiên tức trên luống đất thì cần một khoảng cách cây cách cây 40-45cm là phù hợp. Khoảng cách này cũng được áp dụng đối với cây trồng trong chậu nhỏ hoặc chậu treo.
Vì trồng cây trong chậu nhỏ đã rất rễ rồi vì thế dưới đây tối sẽ chia sẻ vể trồng cây ngoài vườn bằng cách lên luống để tăng năng suất nhé.
Tạo hố trồng đủ sâu và rộng để chứa toàn bộ bộ rễ mà không làm cong rễ. Tuy nhiên, đừng trồng quá sâu, Cây cần phải trồng nổi phần gốc của cây trên mặt đất và tuyệt đối không được vùi bất kỳ phần non hay các chồi nào của cây vào trong đất vì nó sẽ gây ra thối phần đó.
Tốt nhất nên phủ luống bằng màng phủ nilon đen để hạn chế có dại và giữ ẩm cho đất.
Để rễ bám vào đất, hãy tưới nước đầy đủ cho cây vào thời điểm trồng cây.
Yêu cầu kỹ thuật trồng dâu tây
Như đã nói ở trên cần che phủ luống trồng dâu tây bằng các loại màng phủ từ tự nhiên tới nhân tạo như là rơm rạ, nolon tuy nhiên dùng màng nilon sẽ có độ bền cao hơn.
Thường xuyên làm cỏ đặc biệt là trong thời gian đầu mới trồng cây xuống đất và khoảng một tháng sau khi trồng.
Độ ẩm là cực kỳ quan trọng đối với dâu tây do chúng có bộ rễ ăn nông. Tưới nước đầy đủ, đất thường xuyên có ẩm độ cao tuy nhiên không được úng ứ nước trên luống. Cây dâu tây cần rất nhiều nước khi hoa và khi hoa đang phát triển và một lần nữa vào những lúc nhiệt độ cao, nắng nóng, và ngay khi cây đã trưởng thành hoàn toàn và sắp vào mùa đông nhu cầu nước của cây vẫn cao.
Sử dụng phân hữu cơ đã sử lý kỹ để bón cho cây. Thời điểm bón khoảng 1 tháng một lần và đặc biệt bón thêm lần khoảng trước 1 tháng quả chín.
Tưới chế phẩm humic ra rễ cho cây sau khi trồng 2 ngày và tưới định kỳ 45 ngày 1 lần để bảo vệ bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Nếu là người trồng dâu tây chuyên nghiệp thì nên ngắt bỏ hoa trong năm đầu tiên để cây không ra quả mà để cây phát triển thân lá to lớn hơn và đó là cơ sở để cây sẽ ra nhiều quả vượt trội hơn trong năm thứ 2.
Loại bỏ các cây con mọc từ gốc có kích thước nhỏ. Chỉ để các cây có kích thước lớn và thuộc vào chồi thứ nhất và thứ 2 sẽ cho năng suất cao hơn và cố gắng đưa các cây con này vào vị trí có không gian thích hợp.
Dâu tây là cây khá hay và thích hợp với vùng khí hậu lạnh vì nếu nhiệt độ thấp xuống dưới nhiệt độ âm thì cây vẫn không chết mà sẽ chỉ rơi vào giai đoạn ngủ đông. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao cây sẽ ngừng ra hoa và đậu quả.
Nếu có nhiệt độ lạnh và cây ngủ đông thì hãy cắt bớt lá sau mỗi vụ thu hoạch xong.
Các giống dâu tây được khuyến nghị
Bạn hãy thử trồng nhiều loại dâu tây để thấy được rằng dâu tây có khá nhiều giống khác nhau và mỗi giống sẽ cho chất lượng quả và hương vị khác nhau.
Tại đây tôi xin giới thiệu với các bạn giống dâu tây đã được thuần hóa tại Việt Nam và sẽ dễ trồng hơn với khí hậu của Việt Nam. Đó là giống dâu tây đỏ lai f1 rainbow.
Đây là giống dâu tây ra hoa khá sớm chỉ khoảng 60 – 70 ngày là cây bắt đầu ra hoa.
Ngoài ra các bạn có thể sưu tầm một số giống dâu tây khác nhau về trồng.
Có điều kiện bạn có thể thử giống dâu tây có màu xanh lam rất đẹp. Tất nhiên đây chỉ là một tin đồn về một giống dâu tây mới được chuyển gen cá bơn vào cây và cho ra quả có màu xanh và có khả năng chịu lạnh và không bị chuyển đường vào tinh bột. Tất nhiên lần nữa tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là tin đồn và chưa có bất kỳ ai đã thông báo rằng họ đã trồng được giống dâu tây màu xanh. Dù sao thì xem ảnh lan truyền của loại dâu này cũng rất đẹp và có thể kích thích chúng ta thử lai tạo ra nó. Quan điểm của tôi bạn cũng nên cân nhắc khi nghe quảng cáo loại giống này vì tôi cũng không tin nó có tồn tại. Theo tôi đó chỉ là sản phẩm photoshop.
Hình 2: Giống dâu tây xanh được lan truyền.
Thu hoạch
Cách thu hoạch dâu tây
Quả dâu tây sẽ chín sau khoảng từ 6-8 tuần kể từ khi hoa nở.
Chỉ thu hoạch những quả mọng đỏ (chín) hoàn toàn và hái ba ngày một lần.
Dùng kéo cắt quả chứ không được ngắt bằng tay vì thân cây yếu bạn có thể làm hỏng thân cây.
Nếu bạn trồng giống thu hoạch một lần thì vụ thu hoạch có thể kéo dài 1 tháng và sản lượng dồi dào bạn sẽ cần biết cách để bảo quản dâu.
Cách bảo quản dâu tây
Bảo quản quả mọng chưa rửa trong tủ lạnh trong 3–5 ngày.
Dâu tây có thể được cấp đông lạnh toàn bộ trong khoảng 2 tháng.
Fact vui về dâu tây
Trong tiếng anh dâu tây dược ghép bởi 2 từ là “straw” có nghĩa là rơm rạ và từ “berry” nghĩa là quả mọng. Nếu vậy tên gọi dâu tây có thể được hiểu là quả rơm rạ và tới giờ người ta vẫn tranh luận tại sao lại gọi dâu tây là “quả rơm rạ”. Vẫn có những người khác cho rằng cái tên này xuất phát từ từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “phát triển mạnh mẽ”, bởi vì những cây con được phát triển của cây dâu tây thường phát triển rất mạnh mẽ.
Rằm tháng Sáu được gọi là Trăng Dâu vì khi Mặt Trăng này xuất hiện báo hiệu đã đến lúc bắt đầu hái quả chín.
Quản lý sâu bệnh hại
Dâu tây trồng tại nhà khá dễ vì ít sâu bệnh hại. Có một số loại sâu bệnh phổ biến như là:
Sâu xám
Phấn trắng
Bọ cánh cứng Nhật Bản
Nhện
Ốc Sên
Mẹo phòng trừ sâu bệnh hại tại nhà an toàn như sau:
Thường xuyên thăm vườn và kiểm tra cây, nếu phát hiện có côn trùng hoặc tác nhân gây hại ngay lập tức tiến hành nhận diện và đưa ra phương án xử lý. Nếu tác nhân là động vật như ốc sên tiến hành soi đèn bắt buổi tối. Kể cả một số côn trùng khác cũng có thể soi bắt vào buổi tối. nếu mật độ sâu bệnh quá cao có thể sử dụng chế phẩm trừ côn trùng không độc hại secsaigon xịt lên cây. Riêng đối với nhện chúng ta có thể phun chế phẩm nước rửa bát loãng lên cây cũng có tác dụng tiêu diệt nhện.
Một cách phòng côn trùng khá hiệu quả khác đó là chúng ta có thể phun xịt tinh dầu xả, chanh pha với cồn lên vườn để xua đuổi côn trùng.
Đối với bệnh hại khi phát hiện bệnh xuất hiện ngay lập tức loại bỏ lá nhiễm bệnh và tiêu hủy. Thường xuyên tưới chế phẩm vi sinh vật đối kháng lên vườn cây để bảo vệ cây.
Tưới chế phẩm humic định kỳ 45 ngày một lần cho cây để bảo vệ bộ rễ của cây luôn phát triển tốt sẽ hạn chế bệnh về rễ.
Tham khảo: Chế phẩm humic.
Ma Quang Hiệp
Bắc Giang, 04 – 10 - 2022